Đăng vào ngày: 07/03/2022
Hết sức cảnh giác: Liên tục xuất hiện các thủ đoạn lừa đảo ngay khi tài khoản định danh điện tử vừa được triển khai
Bộ Công an vừa triển khai cấp tài khoản định danh điện tử trên phạm vi cả nước (từ ngày 25/2), thêm một tiện ích cho người dân dùng các dịch vụ công trực tuyến. Và đã bắt đầu xuất hiện những kiểu lừa đảo với chiêu “kiểm chứng thông tin”. Đây là thông tin mình vừa đọc được trên báo Tuổi Trẻ, thấy hay nên muốn chia sẻ cho mọi người cùng biết.
Một người lạ gọi đến số điện thoại của chị L.H.T. (ngụ quận 7, TP.HCM), tự xưng đang làm việc tại bộ phận chuyên thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử quốc gia và yêu cầu chị làm theo hướng dẫn để được cấp tài khoản định danh điện tử.
Người này đọc chính xác họ tên, năm sinh, số căn cước công dân (CCCD) nên chị T. tin ngay. Đến khi anh ta yêu cầu chị cung cấp mã xác thực (OTP) thì chị liên tưởng tới những thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại được báo chí đăng tải thường xuyên nên chị từ chối.
*** Xem thêm: Mã định danh là gì? Cách tra cứu như thế nào?
Vừa được cấp tài khoản định danh điện tử, ngay hôm sau anh T.Đ.M. bất ngờ nhận được cuộc gọi của một “cán bộ”, yêu cầu xác nhận lại thông tin cá nhân trong tài khoản. Sinh nghi, anh M. cẩn thận đặt nhiều câu hỏi liên quan, người kia cũng trả lời rành rọt.
Cuộc trao đổi diễn ra khá suôn sẻ, song đến đoạn vị cán bộ nhắc anh gửi mật khẩu thì anh M dùng kế “hoãn binh”. Anh đã kịp gọi điện cho công an phường sở tại để kiểm chứng lại. Sự sáng suốt này đã giúp anh M. thoát bẫy lừa đúng vào “phút bù giờ”.
Mỗi khi các ngành chức năng triển khai ứng dụng (app), tạo thuận lợi cho người dân trong giải quyết thủ tục hành chính, đẩy mạnh “số hóa” bằng giao dịch điện tử liền có ngay những kiểu “ăn theo”, giả danh cơ quan có thẩm quyền quản lý app nhằm khai thác thông tin cá nhân. Nhiều người đã “sập bẫy” do các đối tượng lừa đảo nói vanh vách tên tuổi, địa chỉ và số CCCD.
Cá biệt có trường hợp chúng nêu chính xác tên người thân trong gia đình, khiến nạn nhân ban đầu dù cảnh giác nhưng rồi vẫn phải tin theo. Thông tin cá nhân và mã OTP một khi cung cấp cho kẻ xấu, toàn bộ số tiền đang có trong tài khoản có thể sẽ “bốc hơi” chỉ sau vài phút.
Tội phạm lừa đảo lợi dụng công nghệ cao ngày càng tinh vi và khá cao tay. Họ tạo ra các trang web, cổng thông tin điện tử giả mạo giống hệt “hàng thật” của các ngân hàng, cơ quan chức năng… Từ kho “hàng giả” này, các thư điện tử, đường link chứa mã độc được gửi đến người dùng qua Zalo, Facebook, email.
Chỉ cần vội vàng nhấp vào những vị khách “không mời mà đến” này, tất cả thông tin cá nhân đều tự động “chạy” qua phía người gửi. Và bạn có thể sẽ nhận ngay tin nhắn của ngân hàng: “Tài khoản của quý khách chỉ còn 0 đồng”.
Động tác đơn giản nhất mỗi người đều làm được để tự bảo vệ mình là chủ động cúp máy trong trường hợp nghi ngờ cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khai thác thông tin cá nhân hoặc hù dọa người dùng liên quan đến các hành vi phạm pháp, để yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản “cơ quan điều tra” làm rõ, chứng minh sự trong sạch…
Những chiêu bài “xưa như trái đất” song vẫn khá nhiều người dính bẫy. Lưu số điện thoại của chính quyền địa phương trong danh bạ sẽ giúp ứng phó linh hoạt trong mọi tình huống.
Chữ “không” cần nhắc lại chính là tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người khác qua điện thoại, mạng xã hội. Các ngân hàng đều cảnh báo thông qua tin nhắn, đồng thời khẳng định không ai có quyền yêu cầu khách hàng gửi mã xác thực. Đường dây nóng của ngân hàng cũng hoạt động 24/24, sẵn sàng phục vụ và giải đáp.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Rất nhiều thông tin hữu ích về CCCD, trợ cấp, tiêm chủng, mã số định danh cá nhân… bạn có thể tra cứu trên smartphone trong thời gian này.
Tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại Vuhoangtelecom hoặc nhấn nút Đỏ để đặt mua camera giá rẻ nhé!
Mai
Cảm ơn bài viết hữu ích!