Đăng vào ngày: 02/04/2021
Bình chữa cháy dạng bọt Foam là loại bình có chứa dung dịch mảng bọt với khối lượng lớn, có tính bền. Đồng thời bên trong chứa đầy không khí có trọng lượng nhỏ hơn xăng hoặc nước. Trong bài viết này, hãy cùng Vuhoangtelecom tìm hiểu về cấu tạo, những lưu ý và cách sử dụng bình bọt chữa cháy Foam. Theo dõi ngay bây giờ nhé!
Bọt Foam được dùng để chữa cháy, có tác dụng làm mát ngọn lửa và bao phủ nhiên liệu. Ngăn chặn nhiên liệu tiếp xúc với oxi, từ đó làm ức chế quá trình đốt cháy. Loại bọt này được một nhà hóa học người Nga tên là Alexander Loran phát minh năm 1902.
Những chất hoạt động bề mặt được dùng phải tạo bọt ở nồng độ dưới 1%. Thành phần khác của bọt chống cháy bao gồm dung môi hữu cơ (rimethyl- trimylene glycol và hexylene glycol), chất ức chế ăn mòn và chất ổn định bọt (lauryl alcohol)
Bình chữa cháy bọt tổng hợp Foam có cấu tạo gồm thân, van, vòi phun, cò bóp, khí đẩy, bọt chữa cháy và ống dẫn.
Bên ngoài thân bình làm từ thép có khả năng chịu áp lực cao. Bình thường được sơn đỏ, trên thân có in nhãn ghi thông tin đặc điểm, thông số, hướng dẫn sử dụng, bảo quản. Miệng bình chữa cháy có cụm van, van khóa an toàn, đồng hồ dùng để đo áp lực. Cùng với đó là cò bóp và vòi phun.
Bên trong bình bọt Foam đương nhiên không thể thiếu bọt Foam, khí đẩy. Và ống dẫn nối thẳng đến cụm van trên miệng bình. Bọt chữa cháy có thể là bọt Foam AFFF hay Foam ARC. Nếu như Foam AFFF có chất chữa cháy tạp thành màng sương phủ lên mặt phẳng nhiên liệu có hydrocarbon. Thì Foam ARC là chất bọt mà khi phun tạo nên một màn nhầy trên mặt phẳng của nhiên liệu không hòa tan.
Một đám cháy có thể bắt đầu và tồn tại khi có 4 yếu tố chính sau đây: nhiệt, nhiên liệu, tác nhân oxi hóa (thường là oxi). Và không thể thiếu phản ứng hóa học giữa ba yếu tố này. Sự cố cháy sẽ bị dập tắt nếu như loại bỏ 1 trong 4 yếu tố trên.
Bọt Foam trong bình bọt chữa cháy được tạo thành từ bọt cô đặc, không khí và nước. Với một tỉ lệ trộn chính xác, những thành phần trên tạo thành một lớp bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu. Tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi ngọn lửa, làm mát, khử hơi cũng như làm bay hơi để chữa cháy. Hệ thống chữa cháy bọt Foam được nhiều người dùng lựa chọn để ngăn ngừa hỏa hoạn và chữa cháy. Tại những vị trí có chất lỏng dễ cháy.
Bình chữa cháy bọt Foam được sử dụng để dập tắt những đám cháy:
Đám cháy loại A: Liên quan đến những chất rắn dễ cháy, như gỗ, giấy và dệt may
Đám cháy loại B: Liên quan đến một số chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu và sơn
Nếu như đám cháy có liên quan đến thiết bị điện, bình chữa cháy đã vượt qua bài kiểm tra độ dẫn điện 35 kV. Là một biện pháp an toàn để bổ sung nhằm bảo vệ người dùng trong trường hợp vô tình sử dụng bình chữa cháy bọt cho đám cháy điện. Không phải bình chữa cháy bọt Foam nào cũng được dùng cho đám cháy điện. Chỉ những đám cháy được sự cho phép của nhà sản xuất khi sử dụng.
Không dùng bình bọt Foam cho đám cháy loại E, liên quan đến dầu và mỡ, chẳng hạn hỏa hoạn do chip. Đám cháy loại C liên quan đến loại khí dễ cháy như metan và butan.
Ưu điểm: Không độc hại, không gây hại cho đa số vật liệu. Đa số là an toàn nếu vô tình dùng trên đám cháy điện (việc này không được khuyến khích). Bình chữa cháy được thiết kế để ngăn chặn đám cháy bùng phát trở lại. Có trọng lượng nhẹ hơn so với bình chữa cháy nước tương đương.
Nhược điểm: Làm hỏng thiết bị điện và rất nguy hiểm trong trường hợp dùng trên lửa nấu ăn hay lửa gas dễ cháy.
Bình chữa cháy dạng bọt cần sử dụng tùy thuộc vào từng loại lửa khác nhau. Trong mọi trường hợp đều cần tháo chốt an toàn ra trước. Đồng thời cần đứng cách đám cháy một khoảng cách đủ an toàn.
Đối với đám cháy chất lỏng dễ cháy thì không nên phun trực tiếp bình bọt vào đám cháy. Có thể khiến chất lỏng lan ra những bề mặt gần đó. Trong trường hợp này, hãy phun bọt một cách nhẹ nhàng, quét qua đầu ngọn lửa. Và quét xung quanh đám chất lỏng. Bằng cách này, bọt sẽ rơi xuống, lắng đọng đồng thời ngăn sự lan tràn của chất lỏng dễ cháy.
Đối với đám cháy chất rắn, có thể phun bọt chữa cháy vào ngọn lửa. Nó cũng tương tự với đám cháy điện. Và chắc rằng bạn đang đứng cách ngọn lửa ít nhất 1m để giám thiểu nguy cơ bị điện giật.
Trên thực tế, bình chữa cháy bọt được khuyên dùng. Sử dụng vho những cơ sở dễ xảy ra sự cố và rủi ro. Như kho xưởng, nhà máy, hầm xe, văn phòng…Và sử dụng kết hợp với bình chữa cháy CO2 để tăng hiệu quả dập lửa.
Eversafe và Combat được sử dụng phổ biến tại Việt Nam nhờ sự an toàn, hiệu quả.
Bình bọt Foam Eversafe được sản xuất bởi Eversafe Extinguisher Sdn.Bhd. Một trong những đơn vị hàng đầu về hệ thống và thiết bị chữa cháy đến từ Malaysia. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đã có mặt tại hơn 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khu vực Đông Nam Á, Địa Trung Hải, Nam Mĩ, Châu Phi.
Bình Bọt Foam Combat của Combat Fire – Công ty chuyên về thiết kế, cung cấp, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy. Có trụ sở tại Anh và Ireland. Với những giải pháp thực tế, hiệu quả cao, giảm tối đa chi phí. Đồng thời đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc, quy định về phòng cháy chữa cháy. Thiết bị chữa cháy của Combat Fire luôn được đánh giá cao và trở thành sự lựa chọn của nhiều người dùng.
Khách hàng có nhu cầu mua bình bọt chữa cháy Foam hay cần được tư vấn các sản phẩm bình chữa cháy. Liên hệ ngay Hotline 1900 9259 hoặc để lại bình luận bên dưới. Vuhoangtelecom sẽ giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh chóng.
Hào
Mua loại mấy kí cho diện tích 150m2?