Đăng vào ngày: 11/03/2016
Ứng dụng IoT trong smarthome system sẽ trở thành chủ đạo trong năm 2016. Nhưng quan trọng hơn là làm thế nào để các sản phẩm nhà thông minh tích hợp phổ biến với đa số người dùng.
Ý tưởng về một ngôi nhà thông minh không phải là mới. Từ những năm 1923, kiến trúc sư người Thụy Sĩ Le Corbusier đã từng mô tả về một ngôi nhà giống như chiếc máy tính cho cuộc sống. Kể từ đó, chúng ta đã thấy rất nhiều nỗ lực để biến tầm nhìn này thành hiện thực. Nhưng phần lớn mọi bước đi đều rơi vào ngõ cụt.
Chỉ mới gần đây, bắt đầu có những dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường nhà thông minh đã sẵn sàng vượt qua sự thất bại của gần 90 năm qua. Điều gì khiến mọi thứ trở nên khác biệt? Lý do chính là công nghệ cho nhà thông minh đang trở thành một phần của bức tranh lớn hơn nhiều. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của Internet of Things (IoT – Internet vạn vật). Và các phương pháp tiếp cận mới cho khái niệm về hệ thống thông minh. IoT là động lực cho sự tăng trưởng. Có ảnh hưởng đáng kể đến hệ sinh thái tổng thể của các ngành công nghiệp.
Và chính IoT đang làm thay đổi cuộc sống của con người. Cũng như không gian sống, làm việc. Các thiết bị nhúng thông minh đang di chuyển vào từng phân đoạn của xã hội. Cải thiện những thứ hiện có và tạo ra thế hệ mới cho các thiết bị, dịch vụ.
Ngôi nhà thông minh tích hợp bao gồm các hệ thống không yêu cầu cấu hình phức tạp. Và có khả năng tương tác với người sử dụng.
Quan trọng hơn, IoT đang thay đổi cách tiếp cận truyền thống của chúng ta để xây dựng các thiết bị, hệ thống và dịch vụ. Tính chất ngang hàng của IoT đã phá vỡ những rào cản cũ trong lĩnh vực ứng dụng. Và cho phép phát triển các ứng dụng và dịch vụ. Dựa trên thông tin thu thập ở khắp mọi nơi.
Các công ty công nghệ đang bắt đầu thử nghiệm với các thiết bị có thể phát hiện sự hiện diện của con người. Và tìm hiểu thói quen hàng ngày của chúng ta.
Khi các công ty nhà thông minh đầu tiên xuất hiện, họ không có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng nhiều như ngày hôm nay. Giờ đây, thông tin về hoạt động của người dùng tràn ngập khắp mọi nơi. Và có thể dễ dàng tiếp cận. Các công ty IoT có thể chuyển dữ liệu này thành cách thức tương tác. Nhằm cung cấp cho người sử dụng những thông tin hữu ích trong cuộc sống hằng ngày. Quan trọng là người dùng có thể lựa chọn những thông tin họ muốn. Có những người chỉnh muốn có những cảnh báo về việc rò rỉ khí ga. Cũng như người khác lại muốn nhắc nhở về mức điện sử dụng quá nhiều.
Và những câu hỏi đặt ra cho các nhà sản xuất thiết bị IoT vào năm 2016 là: Thông báo nào là quan trọng nhất? Người dùng sẽ nhận được thông tin như thế nào? Và làm thế nào để chia sẻ thông tin? Giải quyết những câu hỏi này. Sẽ một phần đảm bảo được những trải nghiệm thú vị dành cho người dùng.
Các công ty IoT sẽ phải nỗ lực để biến sản phẩm của mình trở thành cái tên quen thuộc trong mỗi gia đình. Chứ không phải là một món xa xỉ phẩm. Hiện nay chỉ một nhóm nhỏ những người đam mê công nghệ cao mới. Sớm chấp nhận các sản phẩm nhà thông minh. Bài học quá khứ đã chỉ ra chẳng ai sẽ mua những sản phẩm giá trên trời. Mà công năng thiết thực chẳng có gì vượt trội so với sản phẩm thường. Tủ cấp đông Electrolux Screenfridge hồi năm 1999 hay LG Digital DIOS năm 2000. Có khả năng kết nối Internet đều bị người dùng bỏ qua bởi mức giá quá cao. Mặc cho có những đột phát trong công nghệ.
Trong năm 2015, các công ty nhà thông minh đã có nhiều cải tiến, mở rộng, nâng cấp để sản phẩm của họ dễ được tiếp cận. Và có giá trị hơn cho chủ nhà. Trong năm 2016, sản phẩm nhà thông minh của các nhà cung cấp như Nest, Ecobee, August và Ring. Sẽ trở thành thương hiệu phổ biến cho mỗi gia đình ở Mỹ cũng như châu Âu.
Trong thực tế, 68% người Mỹ tin tưởng ngôi nhà thông minh sẽ phổ biến như smartphone trong vòng 10 năm tới. Việc trang trải cho ngôi nhà cũng chiếm 33% ngân sách thu nhập hàng năm của họ. Và các sản phẩm nhà thông minh hứa hẹn sẽ tiết kiệm thời gian, năng lượng và tiền bạc. 45% người sử dụng sản phẩm nhà thông minh cho biết họ đã tiết kiệm được chi phí hàng năm. Và 87% nói rằng cuộc sống hằng ngày trở nên dễ dàng hơn. Kết quả là sản phẩm nhà thông minh sẽ trở thành thương hiệu phổ biến trong những năm sắp tới.
Ngôi nhà thông minh tích hợp trong tương lại có thể xác định được các thành viên trong gia đình. Và đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân thông qua công nghệ sinh trắc học. Mọi thiết bị trong gia đình như máy điều hòa, tivi, hệ thống âm thanh, nhà bếp, xe hơi… sẽ tự động tương tác với nhau. Theo từng kịch bản cài đặt tùy chỉnh.
Nói chung, phần cứng luôn luôn là xương sống của sản phẩm gia dụng. Khi bạn sở hữu một sản phẩm, bạn đã bị mắc kẹt với nó cho đến khi bạn mua một phiên bản mới. Khi nói về chức năng của một món hàng. Các nhà cung cấp thường đề cập đến phần cứng và cho rằng phần cứng mới có nghĩa là sản phẩm tốt hơn.
Tuy nhiên, với các sản phẩm nhà thông minh thì năm 2016 sẽ là năm của tính năng, ứng dụng phần mềm. Và các dịch vụ kèm theo.
Các công ty nhà thông minh sẽ bắt đầu mở rộng các giá trị của nền tảng phần cứng với việc bổ sung, nâng cấp và tích hợp. Với các dịch vụ, ứng dụng đa dạng hơn.
Hiện nay, Apple và Google hay Amazon đã phát triển những nền tảng để các thiết bị trong nhà liên lạc với nhau qua thiết bị di động. Ví dụ như HomeKit có thể tương tác với các tiện ích thông minh của nhiều hãng sản xuất tiêu dùng khác. Từ bóng đèn Philip Hue, cho đến quạt mát hay điều hòa nhiệt độ. Thiết bị đầu tiên trên nền tảng nhà thông minh HomeKit đã xuất hiện trên Apple Store là Ecobee3 Smart Wi-Fi Thermostat – thiết bị ổn định nhiệt độ giúp điều chỉnh nhiệt độ không khí trong nhà. Thông qua các thiết bị di động của Apple.
Trong khi đó Samsung mang đến dịch vụ SmartThings cùng với những bước tiến mới. Làm cho các thiết bị gia dụng trở nên thông minh hơn. Các nhà cung cấp viễn thông tại Mỹ như AT&T và Comcast cũng cung cấp các dịch vụ. Đảm bảo hoạt động tương thích với các ứng dụng nhà thông minh. Bắt đầu bằng việc đảm bảo an ninh gia đình, kiểm soát ánh sáng và nhiệt độ xung quanh.
Thông qua tích hợp, người dùng sẽ có được những tính năng và giá trị tốt hơn so với cùng một phần cứng mà họ đã sở hữu trước đây. Đối với thị trường nhà thông minh 2016 thì phần cứng là chưa đủ. Mà là dịch vụ, phần mềm ứng dụng mới là bước đi đúng đắn.
Theo nghiên cứu thì 71% người tiêu dùng lo sợ thông tin cá nhân của họ có thể bị đánh cắp từ việc sử dụng các sản phẩm nhà thông minh. Và trên thực tế, người tiêu dùng cho rằng họ đang lo lắng về an toàn thông tin. Hơn là về chi phí của công nghệ.
Sản phẩm nhà thông minh tiếp tục kết nối nhiều hơn và tham gia vào nhiều khía cạnh của cuộc sống của chúng ta. Nghĩa là ngày càng có nhiều thông tin riêng tư được giao phó vào tay các công ty IoT. Trong năm 2016, công ty IoT sẽ buộc phải tăng cường các tính năng bảo mật. Để đảm bảo thông tin cá nhân người sử dụng.
(Nguồn: pcworld.com)