Đăng vào ngày: 07/12/2015
Đào rãnh ngầm cho cáp trong hệ thống camera giám sát cực kì phức tạp. Việc sử dụng những công cụ thô sơ như cuốc, xẻng… không được đánh giá cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn về những phương pháp tốt nhất. Để tránh gặp sai lầm gây ra tốn kém khi đào rãnh cáp.
Có rất nhiều quy định về việc đào rãnh cáp. Bài viết này chỉ tập trung vào việc đào rãnh cáp cho cáp có điện áp nhỏ. Khi cáp dữ liệu và cáp điện thế cao chạy cùng nhau, các vấn đề như che chắn, kích cỡ ống dẫn. Khoảng cách giữa các dây cáp sẽ không được đề cập trong bài viết này.
Khảo sát
Thông thường, cần phải đào rãnh chạy cáp ngầm khi kết nối camera từ xa ngoài trời. Hoặc xây dựng hệ thống mạng kết nối. Khi lên kế hoạch chạy cáp ngầm, hãy cố gắng tránh những chướng ngại dưới lòng đất. Khu vực dễ bị xói mòn rửa trôi, và bụi rậm, cây cối. Trong một số trường hợp, cần phải tạo một đường gián tiếp giữa hai điểm. Các rãnh ngầm tốt nhất không nhất thiết là đường ngắn nhất nhưng nên có những đặc điểm sau:
– Đất cứng: Cáp chôn cần đất xung quanh để hỗ trợ. Ngay cả đất đá cũng sẽ dễ có những vết nứt vỡ. Và gây rò rỉ các mạch nước ngầm theo thời gian. Đất lý tưởng là đất không bị xốp hoặc mềm, tốt nhất là đầm chặt đất trước khi đào.
– Thông thoáng: Rãnh cho cáp không nên có các chướng ngại vật bên trên như tán cây, các tòa nhà. Hoặc thậm chí là đường dây điện, đề phòng nguy cơ khi mưa bão.
– Khả năng thoát nước: Nước là kẻ thù lớn đối với dây cáp. Không chỉ bị ăn mòn và rò rỉ điện trong mùa mưa, ống cũng dễ vỡ khi chịu tác động của nước. Nước cũng có thể làm xói mòn đường ống đặt cáp. Khi lên phương án đào rãnh, hãy tránh nước đọng hoặc mực nước ngầm cao. Thậm chí phải đào một đường rãnh dài hơn.
Để xác định các chướng ngại khác trong khu vực, cần phải tiến hành định vị trước.
Một số loại cáp dễ bị nhiễu điện từ và có bán kính uốn cong hạn chế. Do vậy khi thiết kế rãnh phải dành chỗ cho từng loại cáp cụ thể. Để ví dụ, hầu hết mọi sợi cáp đều có bán kính uốn cong được quy định nghiêm ngặt. Nếu một rãnh được định tuyến với các khúc cua gấp. Hoặc chuyển hướng đột ngột có thể dẫn tới nhiều vấn đề.
Trong một số trường hợp, rãnh cần đào phía dưới khu vực lát bê tông. Trong trường hợp này cần phải tiến hành cắt phá bê tông, không chỉ làm phát sinh thiết bị và lao động, mà còn cần được cấp phép. Nếu có thể, đào rãnh trong các con rạch trống. Tuy nhiên chi phí có thể cao hơn do sự phức tạp khi chạy cáp dưới bề mặt bê tông.
Đặc tính kỹ thuật của máng cáp
Dưới đây là độ sâu tối thiểu được quy định trong việc chôn dây cáp camera:
– Cáp chôn trực tiếp: 0.6 mét
– Ống dẫn kim loại cứng: 0.15 mét
– Ống dẫn kim loại trung gian: 0.15 mét
– Ống dẫn nhựa cứng (PVC): 0.46 mét
– Dải băng cảnh báo được đặt trong các rãnh những đoạn dây được chôn lấp trực tiếp: 0.3 mét
– Ống sẽ được phân lớp cùng với cát. Không nên dùng đá để lấp bất kì đường ống nào
Cần lưu ý rất rõ, các loại ống dẫn hoặc vỏ bảo vệ chạy cùng với cáp và độ sâu nhất định không bao gồm kích thước ống dẫn sẽ có các yêu cầu khác nhau. Ví dụ, nếu sử dụng 1 ống PVC, toàn bộ chiều sâu không nên nhỏ hơn 0.5 mét.
Ống dẫn kim loại cứng có thể được chôn nông hơn so với chôn cáp trần. Trong nhiều trường hợp, người ta chọn cách chôn cáp trực tiếp để tránh chi phí từ ống dẫn, nhưng họ lại không nghĩ đến chi phí phát sinh từ công đoạn đào rãnh.
Một trong những khía cạnh hay bị bỏ quên là đánh dấu rãnh với các dải băng cảnh báo. Lớp băng này chạy ngay phía bên trên cáp, cách mặt đất khoảng 0.1 – 0.2 mét. Bước này giúp cáp tránh bị cắt bởi việc đào bới trong tương lai.
Thiết bị thu lôi
Một quan niệm sai lầm diễn ra phổ biến về cáp đồng được chôn đó là chúng nghiễm nhiên tránh được sét đánh. Tuy nhiên, ngay cả cáp ngầm cũng cần phải có bộ thu lôi để tăng khả năng bảo vệ được đặt ở hai đầu cáp. Các thiết bị thu lôi rất phổ biến, và các thiệt hại về điện vẫn có thể xảy ra đối với cáp đã được chôn đầy đủ. Khi chạy bên trong ống dẫn kim loại cứng, cáp cần được nối đất đúng cách.
Một số loại cáp truyền thông như cáp quang không yêu cầu thêm hệ thống bảo vệ bởi chúng không thể bị phá hủy bởi sét. Tuy nhiên, sử dụng ống dẫn bằng kim loại vẫn là cách tốt nhất, bất kể bạn chạy loại cáp nào bên trong, và vẫn cần thực hiện nối đất trong trường hợp này.
3 phương pháp đào rãnh
1. Đào thủ công
Các công cụ thủ công bao gồm xẻng, cuốc…. Đào thủ công là một phần không thể thiếu của việc đào rãnh. Khi đào rãnh với độ chính xác cao hoặc trong những vị trí chật hẹp, lựa chọn tốt và ít tốn kém nhất là lao động thủ công.
2. Sử dụng thiết bị đào rãnh chuyên nghiệp
Tuy nhiên, nếu có thể, hiệu suất sẽ được tăng lên đáng kể với những thiết bị đào rãnh chuyên nghiệp. Đối với rãnh có độ dài và sâu vừa phải, các chuyên gia khuyên dùng máy cắt. Về cơ bản, một lưỡi cưa lớn được thiết kế để cắt một rãnh mỏng vào đất, với một người đẩy phía sau có thể cắt được 1.5 km đường rãnh chỉ trong một ngày làm việc.
3. Sử dụng máy đào hầm/khoan chuyên nghiệp
Phương pháp thứ ba, tốn kém nhất nhưng hiệu quả nhất là sử dụng máy đào hầm/khoan chuyên nghiệp. Trong một số công trình, đường hào thậm chí không cần phải được đào hay khoan sâu mà vẫn có thể chèn được ống dẫn trực tiếp bằng cách đục sâu theo hướng dẫn thiết. Đối với những hệ thống cáp có độ dài lớn hay có những chướng ngại vật không thể tránh. Các máy khổng lồ có thể nhanh chóng xử lý trên chiều dài hàng chục mét. Tuy nhiên, thuê những thiết bị này tốn rất nhiều kinh phí. Yêu cầu người điều khiển phải qua đào tạo, và thiết bị khó vận chuyển đến công trường. Trừ những công trình phải chôn hàng chục km dây thì thiết bị này sẽ được khuyến khích sử dụng.
Chi phí
Tùy vào từng địa hình công trường, loại cáp, ống dẫn và phương pháp sử dụng sẽ có giá thành khác nhau. Đối với hầu hết các dự án đào hào, rãnh sẽ được đào với một máy cắt sử dụng bởi hai hoặc ba công nhân. Sử dụng ống nhựa PVC hoặc ống dẫn cứng được chôn dưới đất. Tính chung, chi phí cho công trình có tính chất thế này vào khoảng 500.000 – 1.000.000Đ cho mỗi mét.
Chôn cáp là một công việc quan trọng trong việc thi công hệ thống giám sát. Thậm chí với sự phát triển của Wifi, đào rãnh vẫn là một công việc quan trọng của nhiều hệ thống. Trong khi đào rãnh cáp có thể sẽ tốn kém hơn và chắc chắn sẽ đòi hỏi nhiều hơn so với hệ thống sóng Wifi. Kết nối mạng dây luôn đáng tin cậy hơn với băng thông lớn hơn, đơn giản để khắc phục sự cố. Và không vướng phải các vấn đề về môi trường như mạng không dây.
Tham khảo thêm
– Facebook: https://www.facebook.com/vuhoangtelecom/
– Youtube: https://www.youtube.com/c/VuhoangTVChannel
– Website www.vuhoangtelecom.vn
(Nguồn: phuongvietgroup)