Đăng vào ngày: 12/09/2020
MIMO là gì? Lợi ích khi sử dụng công nghệ MIMO là gì? MIMO hoạt động ra sao? Có bao nhiêu loại? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây!
Trong quá trình sử dụng mạng wifi, nếu như có nhiều thiết bị kết nối 1 wifi cùng lúc sẽ khiến tốc độ truyền dữ liệu wifi chậm lại. Với bộ định tuyến, một kết nối được gọi là SU-MIMO nghĩa là các bộ định tuyến chỉ có khả năng giao tiếp với một thiết bị một lúc. Sẽ khiến thiết bị kết nối cùng phải chờ để gửi/nhận dữ liệu. Điều này làm chậm tốc độ, do vậy một tiêu chuẩn công nghệ mới đã ra đời để cải thiện tình hình này. Giúp giảm đáng kể thời gian chờ. Công nghệ này được gọi là MU-MIMO.
MIMO (Multiple In, Multiple Out) sử dụng nhiều anten để phát và thu nhận tín hiệu của kết nối không dây. Giúp những thiết bị điện tử như smartphone, máy tính/laptop tiếp nhận sóng wifi một cách dễ dàng. Cũng như khai thác hết công suất của thiết bị phát sóng wifi. Nói cách khác thì MIMO là một phần của công nghệ giao tiếp không dây. Tốc độ kết nối tương ứng phụ thuộc vào số lượng anten thu phát.
*** Tham khảo thêm:
Card mạng là gì và những điều cần biết về card mạng
Trên một router wifi có 1 anten dùng để giao tiếp với chỉ 1 anten trên thiết bị nhận. Sóng wifi sẽ truyền và nhận các gói dữ liệu qua anten. Nếu người dùng sử dụng từ 2 anten trở lên để phát và bắt sóng. Sẽ giúp tín hiệu truyền đi ổn định và mạnh mẽ hơn. Chính vì lý do này mà các router wifi hiện nay được trang bị nhiều anten so với 1 anten như trước đây. Có thể nói rằng nếu như có nhiều anten phát, các tín hiệu vẫn sẽ bị phân tán với nhiều luồng dữ liệu truyền. Làm cho các gói tin đến nhanh hơn.
Trên một thiết bị sử dụng công nghệ MIMO xuất hiện các chỉ số thông số như kiểu 2×2, 3×2…Số đầu tiên sẽ thể hiện số anten phát, số phía sau thể hiện số anten nhận. Chẳng hạn, nếu một thiết bị router wifi có thông số 3×2. Nghĩa là nó có thể dùng 3 anten để phát sóng wifi ra ngoài trong cùng một thời điểm. Tương tự nó sẽ có 2 anten để nhận tín hiệu. Chúng ta cũng có thể bắt gặp những con số này ở card wifi máy tính hay các thiết bị điện tử.
MIMO có 2 loại bao gồm SU-MIMO và MU-MIMO
SU-MIMO (Single-User – Multiple Input – Multiple Output) là một người dùng sử dụng 1 thiết bị. Cho phép tăng tốc độ wifi thông qua việc cho phép hai thiết bị không dây gửi/nhận đồng thời nhiều luồng dữ liệu. Chuẩn wifi 802.11n ra mắt lần đầu năm 2007, lúc này các router không dây sử dụng chủ yếu công nghệ SU-MIMO.
Công nghệ SU-MIMO hiện nay cho phép router gửi và nhận đồng thời dữ liệu đến và từ một thiết bị. So với trước đây thì router chỉ có thể gửi/nhận vào một thời điểm. Ưu điểm của SU-MIMO đã giúp gia tăng đáng kể tốc độ truyền dữ liệu. Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm là chỉ gửi và nhận dữ liệu với một thiết bị trong một thời điểm. Đối với những router cũ thì chỉ có thể hoạt động trên một thiết bị trong một thời điểm.
*** Xem thêm:
USB wifi là gì? Cấu tạo ra sao? Khi nào cần sử dụng USB wifi?
MU-MIMO (Multi-User – Multiple Input – Multiple Output) ra đời để cải tiến những nhược điểm của SU-MIMO. Nó cho phép bộ định tuyến wifi giao tiếp với nhiều thiết bị. Giảm đáng kể thời gian mà mỗi thiết bị phải chờ tín hiệu cũng như tăng tốc độ mạng lên. Ví dụ trong gia đình, có nhiều thiết bị muốn kết nối wifi như tivi, điện thoại hay máy tính. Công nghệ MU-MIMO cải thiện trải nghiệm sử dụng wifi. Tăng tốc mạng wifi mà không làm giảm băng thông.
Bộ định tuyến wifi nào hỗ trợ MU-MIMO? Hầu hết các tiêu chuẩn không dây cũ như a, b, g, n đều không hỗ trợ MU-MIMO. Nó chỉ hoạt động trên bộ định tuyến không dây của chuẩn ac cải tiến trên n hay chuẩn ac Wave 2.
Thiết bị nào hoạt động với bộ định tuyến MU-MIMO? Câu trả lời là đa số thiết bị không dây nào cũng hoạt động với bộ định tuyến MU-MIMO. Để cải tiến hiệu suất wifi cao hơn thì các thiết bị cần phải hỗ trợ công nghệ MU-MIMO. Những thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại cần hỗ trợ MU-MIMO để bắt kịp công nghệ hiện đại.
SU-MIMO đưa các gói dữ liệu đến các thiết bị một cách lần lượt, không thực hiện cùng lúc. Mà đợi truyền xong thiết bị này rồi đến thiết bị khác. MU-MIMO gửi gói dữ liệu đến nhiều thiết bị mạng cùng một lúc, trên những kết nối khác nhau. Mọi thiết bị đều sẽ nhận được dữ liệu cùng một lúc mà không cần chờ đợi luân phiên nhau. MU-MIMO giúp tăng khả năng phục vụ của mạng hơn so với SU-MIMO.
Nhiều thiết bị có thể vào mạng cùng lúc mà không cần thay phiên nhau. Đồng thời, đảm bảo đường truyền liên tục với tốc độ nhanh hơn. Có thể nói công nghệ MU-MIMO vượt trội hơn vì nó không cần phải chuyển qua lại giữa các thiết bị. Nhờ đó đường truyền được liên tục đồng thời tốc độ thiết bị cũng tăng lên. Giúp tăng số người có thể dùng mạng cùng lúc.
MIMO giúp đẩy lùi những sự cố wifi trong quá trình sử dụng. Cụ thể thiết bị MU-MIMO hay thiết bị SU-MIMO sẽ hoạt động nhanh hơn. Thiết bị trên mạng không cần thời gian chờ để trao đổi dữ liệu từ bộ định tuyến nên tốc độ load sẽ nhanh. Không bị nghẽn hay tín hiệu chập chờn. Công nghệ MU-MIMO giúp tăng hiệu suất và công suất router của người dùng, cho phép xử lý nhiều hoạt động wifi hơn. Gửi dữ liệu liên tục đến nhiều người dùng thiết bị kết nối mạng cùng lúc.
Nên nhớ là MU-MIMO không tăng tốc độ tối đa cho mạng mà chỉ giúp người dùng không bị rớt khỏi đường truyền. Trong trường hợp kết nối nhiều thiết bị trong một mạng. Giúp router không phải làm việc nặng quá sức khi phải chia luồng dữ liệu nhỏ, biến nó thành SU-MIMO. MU-MIMO chỉ hoạt động trên thiết bị có khả năng giải mã chuẩn wifi 802.11ac.
Qua bài viết trên đây về MIMO là gì, định nghĩa MU-MIMO và SU-MIMO. Hy vọng sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về vai trò và lợi ích của công nghệ này.
Tham khảo các bài viết mới nhất tại website vuhoangtelecom.
Mua ngay sản phẩm thiết bị Wifi Ruijie bán chạy tại Vuhoangtelecom
Ngọc
Bài viết khá hữu ích! Cảm ơn!